Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

25/5 : HS tập trung nộp sổ Chi đội
26/5 : Ban chỉ huy tập trung           
27/5 : Tập huấn bế giảng                
Họp tham quan          
28/5 : Họphụ huynh                     
29/5 : Bế giảng                                 

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

THI MÚA HÁT TẬP THỂ VÀ HÙNG BIỆN TIẾNG ANH CỦA LỚP 8/8

                 Chiều 13/3 , tập thể lớp 8/8 tham gia thi múa hát tập thể và tiếp tục dự thi tiết mục thuyết trình tiếng anh với nội dung gần gũi và thân thiên "Folk game" : trò chơi dân gian. Các bạn tham gia nhiệt tình thật dễ thương . Tiếng hò reo và những tràn vỗ tay đã cổ vũ tinh thần cho bạn Lân - lần đầu tiên đứng trước đám đông !





Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

THI TNTH CẤP TỈNH


TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG THAM GIA KỲ THI HỌC SINH GIỎI
THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH CẤP TỈNH  NĂM HỌC 2016 -2017

            Đoàn Tam Kỳ tham dự Kỳ thi học sinh giỏi thí nghiệm thực hành và giải toán bằng máy tính Casio cấp tỉnh đạt 2 giải nhất (môn Lý, Sinh); 2 huy chương vàng Casio; 3 giải nhì (môn Lý, Hóa, Sinh); 2 huy chương đồng Casio; 1 giải khuyến khích môn Hóa. (10/10 em học sinh trong đoàn đều có giải). Xếp NHẤT TOÀN ĐOÀN, một thành quả quá xứng đáng cho những nỗ lực tuyệt vời của các thầy cô giáo và các bạn học sinh. Chúc mừng Thầy, Cô giáo và học sinh trường THCS Lý Tự Trọng!

            Chúc mừng chiến thắng của bạn Quốc Phú lớp ta với giải  nhất thí nghiệm thực hành môn Sinh cấp Tỉnh!


NGOẠI KHÓA 8/3

 Ngày 6/3/2017 tổ Ngữ văn  đã thực hiện chương trình ngoại khóa với chủ đề " Hình tượng người phụ nữ trong văn thơ".
Cô tổ trưởng tổ Văn với đội thi

Tiết mục văn nghệ gây ấn tượng của 2 anh HS lớp 9

HỘI THI TTVH CẤP TP

Kết quả Hội thi TTVH tại Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Tam Kỳ  cấp thành phố, năm học 2016-2017. 

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

VIẾT TIN VỀ TẾT NGUYÊN TIÊU
      Hòa theo không khí đất trời mùa xuân,theo khắp nẻo đường của đất nước,sáng ngày 11/2/2017,trường THCS Lý Tự Trọng thành phố Tam Kỳ đã long trọng tổ chức “Ngày hội tết Nguyên Tiêu” với nhiều hoạt động sôi nổi.

      Trước khi lễ khai mạc bắt đầu là phần trình diễn văn nghệ của cô Đoan Thục như khuấy lên không khí rộn ràng của ngày lễ.Sau đó là bài “Ngày mới” do chính cô Thanh Thúy biểu diễn và đặc biệt hơn nữa có sự góp mặt của hai bạn:Kim Anh và Khánh Linh với ca khúc “Điệp khúc mùa xuân”.


      Lễ khai mạc bắt đầu,cô Thúy đã dẫn dắt chương trình.Để giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về ngày lễ Tết Nguyên Tiêu cô đã chia sẻ “Nhằm giáo dục cho học sinh hiểu thêm về ngày Tết Nguyên Tiêu và tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh,một sân chơi lành mạnh để học sinh phát huy thêm truyền thống của cha ông”.Không khí của hội trường sôi nổi và đông vui,mọi người dã dần ổn định tới chỗ ngồi của mình.Tham dự cho ngày lễ có sự góp mặt của trưởng ban Phân hội Phụ huynh nhà trường, cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Tâm Hiền,hai thầy Phó hiệu trưởng là thầy Đông và thầy Bền, còn có sự đưa tin của các phóng viên Đài truyền hình Quảng Nam.Đầu tiên là phần hát biểu khai mạc của cô hiệu trưởng,cô chia sẻ “ Nguyên Tiêu là một ngày lễ vô cùng quan trọng và đặc sắc của dân tộc Việt Nam.Nhân ngày lễ Tết Nguyên Tiêu thì nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu thêm về cuộc sống ngày xuân của ông cha ta như thi ông đồ, lọ hoa ngày Tết,còn giúp cho học sinh phát huy truyền thống học tập của mình.Và cuộc thi ông đồ viết thư pp bắt đầu.
Lớp 8/8 có ông đồ là bạn Lê Hoàng Thảo Xuân đang miệt mài viết lên câu đối của nhà trường đề ra “Xuân sang đắc lộc”.
 
Sau đó là cô Thúy tổ trưởng tổ Ngữ văn đã thông qua ý nghĩa ngày Nguyên Tiêu.Không khí hội trường lúc này sôi nổi hơn bao giờ hết,màu sắc trang phục của các bạn, anh chị cải trang thành ông đồ trở nên sặc sỡ hơn, vui tươi hơn.Họ như những ông đồ thật đang chuyển tay viết bao dòng chữ thu hút lòng người.Bên cạnh hoạt động của các ông đồ mà còn hần thi làm hoa của các khối lớp.
Đúng là không khí của ngày xuân, tràn đầy sắc hoa, mỗi bạn đều chọn cho mình một loài hoa riêng , một cách cắm riêng, bao loài hoa đã được các bạn thổi hồn vào hoa giấy mà bạn đã chuẩn bị trước ở chính nhà mình.

Tất cả các hoạt động: viết thư
pp, viết tin, làm hoa giấy đã sôi nổi vô cùng.
      Sau một tiếng đồng hồ thì hội thi đã để lại cho bao người tham gia bao niềm vui và ấn tượng đẹp.Ngày lễ Nguyên Tiêu thật là một ngày lễ quan trọng.


Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán

   Tết Nguyên Đán là ngày lễ có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, đây là ngày để mọi con người đều đoàn tụ với gia đình, trở về quê hương và nhớ về tổ tiên.

  Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
   Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…
   Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác.
   Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).
   Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
   Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
   Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.

   Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này". Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam. Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai quốc gia.
Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam
   Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.
   Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

   Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
   Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…

   Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
   Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.
   Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn… Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.
   Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
   Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.
   Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết…

Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán

   Tết Nguyên Đán là ngày lễ có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, đây là ngày để mọi con người đều đoàn tụ với gia đình, trở về quê hương và nhớ về tổ tiên.

  Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây.
   Tết Nguyên Đán Việt Nam có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hóa nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh…
   Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác.
   Nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán” (Tết Nguyên Đán được người Trung Quốc ngày nay gọi là Xuân tiết, Tân niên hoặc Nông lịch tân niên).
   Do cách tính của âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên Đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc khác.
   Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
   Nguồn gốc của tết vẫn còn đang được tranh cãi đó, nhưng hầu hết thông tin đều cho rằng ngày tết Nguyễn Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc. Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.

   Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này". Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam. Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai quốc gia.
Ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam
   Tết Nguyên Đán biểu hiện sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính.
   Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

   Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
   Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bệnh nhân với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri…

   Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Trong mỗi gia đình Việt Nam, bàn thờ gia tiên có một vị trí rất quan trọng. Bàn thờ gia tiên ngày Tết là sự thể hiện lòng tưởng nhớ, kính trọng của người Việt đối với tổ tiên, người thân đã khuất với những mâm ngũ quả được lựa chọn kỹ lưỡng; mâm cỗ với nhiều món ngon hay những món ăn quen thuộc của người đã mất.
   Từ đây cho đến hết Tết, khói hương trên bàn thờ gia tiên quyện với không khí thiêng liêng của sự giao hòa vũ trụ làm cho con người trở nên gắn bó với gia đình của mình hơn bao giờ hết. Để sau Tết Nguyên Đán, cuộc sống lại bắt đầu một chu trình mới của một năm. Mọi người trở về với công việc thường nhật của mình, mang theo những tình cảm gia đình đầm ấm có được trong những ngày Tết để hướng đến những niềm vui trong cuộc sống và những thành công mới trong tương lai.
   Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc. Việc làm mới có thể được bắt đầu về hình thức như dọn dẹp, quét vôi, sơn sửa trang trí lại nhà cửa. Sàn nhà được chùi rửa, chân nến và lư hương được đánh bóng. Bàn ghế tủ giường được lau chùi sạch sẻ. Người lớn cũng như trẻ con đều tắm rửa và mặc quần áo mới. Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn… Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Tối thiểu ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.
   Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới. Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống. Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau.Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng.
   Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế câu nói mở miệng khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.
   Người Việt chọn ngày Tết làm cơ hội để tạ ơn. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, lãnh đạo cũng cảm ơn nhân viên qua những buổi tiệc chiêu đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết…

Hướng đến kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam ( 09/01/1950 - 09/01/2017 )

   Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chúng “ độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ… đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc. Tại Saì Gòn, các tầng lớp đồng bào cũng tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức : biểu tình chống sưu thuế, chống bắt lính, đòi công ăn việc làm. Học sinh, sinh viên bãi trường, bãi khóa liên miên.
   Ngày 09/01/1950, Đoàn Thanh Niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh , sinh viên các trường Pétrus Ký, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh, trường Đại học Y Dược, Pháp Lý, các trường chuyên nghiệp vô tuyến điện, công chính, kỹ thuật, khoa học,… cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt – trong đó có Ban lãnh đaọ học sinh cứu quốc Saì Gòn. Đoàn biểu tình kéo đến Nha học chính và Dinh thủ hiến bù nhìn đưa yêu sách. Bọn cảnh sát và lính lê dương ra đàn áp dã man đoàn biểu tình. Chúng đã huy động  một lực lượng lớn cảnh sát hùng hậu, kết hợp với lính lê dương  dùng dùi cui, súng máy, súng ngắn... đàn áp đẫm máu phong trào biểu tình  trước sự phẫn nộ của đồng bào. Nhiều em học sinh ngã gục trước những  làn đạn khủng bố. Trần Văn Ơn và nhiều học sinh lớn tuổi phải hứng chịu các  loạt ném đá và dùi cui để che chở cho các học sinh nhỏ tuổi hơn có mặt trong  cuộc biểu tình và Anh đã bị trúng đạn trong lúc đang cùng một người bạn  khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị bọn cảnh sát ngụy đánh  ngất. Anh Trần Văn Ơn, người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên đã hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 9-1-1950. Khi đó, Anh chưa đầy 19 tuổi.

   Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Lễ tang anh Trần Văn Ơn cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh, sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù.
   Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 tại căn cứ địa Việt Bắc đã lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống hàng năm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ học sinh, sinh viên kế thừa oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành bất diệt.

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

LỊCH THI HỌC KỲ I LỚP 8 (Năm học 2016 – 2017)


Ngày thi

Buổi


Môn thi
Thời gian kiểm tra
30/12/2016
(Thứ 6)
Chiều
(13 giờ)
Tin

45 phút


Sinh
45 phút
05/01/2017
(Thứ 5)
Chiều
(13 giờ)
Ngữ văn
90 phút



Địa
45 phút
07/01/2017
(Thứ 7)
Sáng
(7 giờ)
Toán
90 phút



Lịch sử
45 phút
09/01/2017
(Thứ 2)
Chiều
(13 giờ)
Anh Văn
45 phút



Công nghệ
45 phút
11/01/2017
(Thứ 4)
Sáng
(7 giờ)
       Nói
Tiếng Anh

12/01/2017
(Thứ 5)
Chiều
(13 giờ)
Hóa học
45 phút



Địa lý
45 phút


Công dân
45 phút
                                                                                                            
                                         Chúc các bạn thi HKI đạt kết quả cao nhé!

NGOẠI KHÓA HÓA SINH HỌC VỚI MÔI TRƯỜNG

Bạn Lân và Huy dự thi 

Các bạn cổ động viên lớp mình

 Hội thi
THUYẾT TRÌNH VĂN HỌC CẤP TRƯỜNG, NĂM HỌC 2016-2017
Lớp chúng ta có 2 bạn Xuân và linh tham gia dự thi
Thầy Phó hiệu tưởng phát biểu khai mạc hội thi

Các bạn ca sáng nhận giải thuyết trình văn học
                                                                   NGOẠI KHOÁ 
                         KỶ NIỆM 72 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 
                                                               (22/12/1944- 22/12/2016)  




QUYÊN GÓP QUẦN, ÁO ẤM ỦNG HỘ HS 
TRƯỜNG THCS XÃ TRÀ LINH-HUYỆN NAM TRÀ MY